Câu chuyện xảy ra nơi trại lính bên nước Canada và do cha Louis Lenoir Linh Mục Tuyên Úy kể lại. Rémy - văn sĩ Công Giáo người Pháp - trong cuốn sách tựa đề "Pourpre des martyrs - Màu đỏ thắm của các vị tử đạo", đã viết lời mở đầu cho cuốn sách bằng câu chuyện sau đây. Câu chuyện xảy ra vào một buổi tối tháng 4 năm 1952, tại một cứ điểm truyền giáo xa xôi hẻo lánh bên Trung Quốc.
Vị Linh Mục Công Giáo lão thành Trung Hoa lặng lẽ nhìn người bạn Linh Mục trẻ tuổi da trắng Âu Châu. Vị này đang buộc xong gói hành lý nhỏ xíu, vỏn vẹn gồm một ít vật dụng cần thiết. Cha già chỉ mở miệng khi vị thừa sai đứng lên. Cha nói: “Ngày mai anh lên đường như bao thừa sai khác. Người ta trục xuất anh. Tôi biết rõ anh không muốn ra đi chút nào hết, mặc dầu họ đã bỏ tù anh. Tôi đã suy tư nhiều về sự kiện này. Bây giờ tôi hiểu rằng, cuộc ra đi của anh cũng như của bao thừa sai khác nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn rằng chính người Trung Hoa phải truyền giáo cho người Trung Hoa. Đã đến lúc người Trung Hoa phải chịu đau khổ để xây dựng Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc!” ..
Vị Linh Mục lão thành ngừng lại. Đôi mắt Cha lim dim như đang chiêm ngắm một thị kiến nội tại nào đó. Hẳn Cha đang nhìn lại hình ảnh thân yêu của các Linh Mục Công Giáo Trung Quốc. Người bị chết trong tù, kẻ gục ngã nơi các trại cải tạo, kẻ khác đang lê mình sống kiếp lao động khổ sai. Có người đáng thương hơn, bị mất trí sau những trận đòn tra tấn dã man. Còn nhiều, nhiều lắm .. những Linh Mục Công Giáo Trung Hoa nhất mực trung thành với Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và với Đức Thánh Cha.
Sau một hồi im lặng, vị Linh Mục người Hoa nói tiếp: “Ai biết được trong vòng một năm nữa, chúng tôi sẽ còn lại được bao nhiêu? Chúng tôi hết hy vọng tuyển mộ ơn gọi, hết hy vọng được tiếp nhận các thừa sai đến trợ giúp chúng tôi .. Không còn chủng viện để thu nhận chủng sinh, cũng không còn trường học để dạy giáo lý và không còn Thánh Đường để họp nhau đọc kinh” ..
Vị thừa sai trẻ tuổi lặng lẽ nhìn vị Linh Mục lão thành, lòng đau như cắt. Cha định mở miệng nói ít lời an ủi, thì vị Linh Mục Trung Hoa bỗng cất tiếng nói tiếp, cung giọng nhiệt thành như được linh ứng: “Nhưng tôi biết chắc chắn anh sẽ trở lại. Áo anh sẽ ướt đẫm mồ hôi vì bận rộn rửa tội cho tân tòng. Hiện nay không một làng mạc Trung Quốc nào lại không nghe nói đến Đạo Công Giáo. Trong cơn cuồng điên muốn tố cáo chúng ta, muốn chống lại các Giám Mục Công Giáo, muốn lăng mạ Đức Thánh Cha, đối phương đã quên bẳng một sự kiện, đó là, đương đầu với số tín hữu Công Giáo mỗi ngày một gia tăng. Những người không Công Giáo nói với nhau: “Đạo mà chúng ta không được biết đó, hẳn là Đạo hùng mạnh lắm, nên người ta cứ phải tìm cách tiêu diệt Đạo hoài hoài. Trong khi các đạo khác đã biến mất ngay từ đầu cuộc chiến, các thừa sai các đạo khác đã tự ý rời bỏ Trung Quốc từ lâu, thì các thừa sai Công Giáo vẫn can đảm ở lại với đoàn chiên cho đến giây phút cuối cùng! ..”.
Vị thừa sai sắp lên đường lặng lẽ nghe, cổ họng nghẹn cứng. Vị Linh Mục lão thành lại bất ngờ hỏi tiếp, bằng cung giọng lo âu: “Anh có biết Đức Thánh Cha đã nhận được thư chúng ta viết cho ngài chưa?” Thật ra đây là câu hỏi thừa. Bởi lẽ làm sao vị thừa sai có thể trả lời được, khi ngài mới ở tù ra? Thêm vào đó, cứ điểm truyền giáo của hai vị lại nằm nơi một miền quê hẻo lánh.
Quả thật hai Cha không biết gì hết, vì ngay chính lúc hai vị Linh Mục lo âu, thì Đức Giáo Hoàng Pio 12 đã tự tay viết thư an ủi các tín hữu Công Giáo Trung Quốc rồi. Trước khi nhận được lá thư kêu cứu của họ, van xin ngài nâng đỡ Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc đang trong cơn thử thách trầm trọng, Đức Pio 12 đã viết thư gởi giáo đoàn Trung Quốc thân yêu.
“Ông Maisen ra nói lại với dân chúng những lời của Thiên Chúa. Ông tập họp bảy mươi người trong số kỳ mục của dân và đặt họ đứng chung quanh Lều. Thiên Chúa ngự xuống giữa đám mây và nói chuyện với ông Maisen. Người lấy một phần Thần Khí đang đậu trên ông mà đặt trên bảy mươi kỳ mục. Khi Thần Khí đậu xuống trên các ông thì các ông bắt đầu phát ngôn, nhưng việc đó không tái diễn nữa” (Dân Số 11,24-25).
(Rémy, “Pourpre des martyrs”, Paris 1952, trang 9-11).
Bấm vào đây trở về “Tin YÊU Và Hy Vọng Của Kitô Giáo” Gương CHỨNG NHÂN